Thời Nguyên thủy Lịch_sử_quân_sự_Việt_Nam

Qua các di chỉ khảo cổ học trong hang Thẩm Hòm (Quỳ Châu - Nghệ An), hang Hùm (Lục Yên - Yên Bái), thung lũng Thần Sa (Võ Nhai, Thái Nguyên), các đồi gò thềm sông miền trung du như Lâm Thao (Phú Thọ), Lục Ngạn (Bắc Giang), Nghĩa Đàn (Nghệ An) đã dần hé lộ về sự xuất hiện của các nền Văn hóa thời kỳ tiền sử hay nguyên thủy như: Văn hóa Sơn Vi, Văn hóa Hòa Bình, Văn hóa Bắc Sơn, Văn hóa Phùng Nguyên, Văn hóa Đồng Đậu, Văn hóa Gò Mun, Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Sa Huỳnh, Văn hóa Óc Eo....

Cộng cụ của văn hóa Vi Sơn, Hòa Bình đều làm bằng đá cuội. Về kỹ thuật, người Hòa Bình họ đã tạo ra rìu ngắn bằng kỹ thuật bẻ cuội, họ săn bắt bằng những vũ khí thô sơ (giáo, mác,... và cung tên). Văn hóa Hòa Bình tồn tại và phát triển ở khúc chuyển lịch sử từ thời đại đồ đá cũ sang đồ đá mới diễn ra cách đây trên 10.000 năm.

Nền Văn hóa Bắc Sơn cũng tồn tại cùng một thời điểm với nền Văn hóa Hòa Bình, họ có nhiều điểm gần gũi với Văn hóa Hòa Bình trên nhiều phương diện. Tuy nhiên, họ có những nét đặc trưng như sự phổ biến cuốc, rìu mài lưỡi đặc biệt là công cụ hòn cuội dài mỏng dẹt trên rìa cạnh dọc của viên cuội có vết lõm đôi song song.

Khoảng 6000 năm về trước nhờ kiến tạo của mảng địa chất trong vỏ Trái Đất mà mực nước biển dâng cao 4m. Lúc này, xuất hiện nền Văn hóa Đa Bút ở Thanh Hoa, Văn hóa Cái Bèo ở Quảng Ninh, Văn hóa Quỳnh Văn ở Nghệ An. Họ chủ yếu dùng các loại công cụ như cuốc đá, rìu đá được mài ở lưỡi và được mài rộng ra dần khắp bề mặt công cụ.

Văn hóa Đông sơn

Sự phân hoá đã diễn ra trong xã hội Đông Sơn. Trước tiên và rõ ràng hơn cả là sự phân hoá tài sản, phân cực giàu sang, hèn kém. Từ khối cộng đồng cư dân khá thống nhất hình thành trong các thời kỳ tiền Đông Sơn, phát triển dần đến giai đoạn Đông Sơn đã phân hoá thành ba lớp người cư bản: lớp người giàu sang quyền quý, lớp dân tự do - các thành viên công xã có mức sống trung lưu và lớp người bị bóc lột. Quá trình phân hoá xã hội diễn ra trên cư sở sức sản xuất phát triển cao dẫn tới những biến đổi mạnh mẽ trong thể chế xã hội với những quan hệ tương ứng của nó được phản ánh trong tổ chức gia đình - làng xã, liên làng xã (bộ, bộ chủ nước) cùng những mối quan hệ của chúng. Quá trình thống nhất của văn hoá Đông Sơn - một sự thống nhất trong đa dạng, thoáng, mở, xét về mặt xã hội cũng là quá trình định hình cương giới, hình thành các tổ chức thang bậc xã hội qua các mức: kẻ (chạ) - bộ - bộ chủ - nước mà trong đó kết cấu làng - nước là xuyên suốt và lối ứng xử “sống ở làng sang ở nước” đã đi vào tâm thức người Việt.

Nhìn lại quá trình phân hoá xã hội, chúng ta thấy xã hội Văn Lang vào cuối thời Hùng Vương cũng như xã hội Âu Lạc thời An Dương Vương ngắn ngủi tiếp liền đó đã “không còn là xã hội nguyên thuỷ với sự thống trị của quan hệ huyết thống và sự bình đẳng về mọi mặt của những thành viên cộng đồng nữa. Giàu nghèo, sang hèn, bất bình đẳng xã hội đã xuất hiện; xã hội đã mang dấu ấn của xã hội có giai cấp sơ kỳ với những nét đặc trưng của hình thái Á châu. Tầng lớp dân tự do là thành viên của công xã nông thôn tuy bị bóc lột nhưng vẫn bảo tồn được nhiều quan hệ bình đẳng trong kinh tế xã hội. Tầng lớp thống trị đã vượt lên trên xã hội, nhưng chưa tách hẳn khỏi nhân dân và mức độ bóc lột chưa gay gắt. Tầng lớp nô tỳ bị bóc lột nặng nề hơn nhưng chỉ là tầng lớp thứ yếu trong xã hội.

Nhờ những chuyển biến mang tính chất cách mạng trong sản xuất nông nghiệp, trong kỹ thuật luyện kim và chế tác kim loại đồng, sắt, sức sản xuất đã phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình xuất hiện sự phân công lao động xã hội quy mô lần thứ hai, tạo đà mở rộng mối quan hệ giao lưu mang tính chất thương mại trong ngoài. Những thay đổi trong kinh tế đó đã tạo ra những chuyển biến trong xã hội gây ra sự phân cực phân hóa giàu nghèo, tạo ra sự phân hoá sang hèn. Mức độ phân hoá chưa cao song lại là tiền đề cần thiết thúc đẩy sự ra đời của nhà nước. Trong bối cảnh kinh tế - xã hội mới đòi hỏi một bộ máy điều tiết chung để giải quyết những yêu cầu mới, những mâu thuẫn mới nảy sinh.

Nhìn một cách khái quát, những nét tù trưởng quốc của xã hội Đông Sơn được thể hiện: Về mặt kinh tế. Đã có những chuyên hoá nhất định trong các ngành sản xuất cư bản và quan trọng. Hoạt động thương mại không còn là trao đổi ngẫu nhiên mà đã được kích thích bởi quan hệ thị trường. Đơn vị sản xuất cư sở là các gia đình nhỏ, song đã có những liên kết tự nhiên và tất yếu giữa các gia đình và các công xã thông qua các tổ chức quản lý của xã hội để tiến hành các hoạt động công ích, phục vụ nhu cầu chung. Về mặt xã hội: Quan hệ thân tộc vẫn ở vị trí trội vượt bên cạnh quan hệ láng giềng. Xung đột và chiến tranh đã trở nên thường xuyên hơn và không còn chỉ là do hằn thù hay do vi phạm những điều cấm kỵ, vi phạm những tập tục của nhau mà nguyên nhân chính được tìm ở các động cư kinh tế - xã hội chi phối. Về mặt chính trị: (tức bộ máy quản trị xã hội) đã bỏ xa cái tổ chức được điều hành bởi thủ lĩnh và hội đồng già làng với tổ chức dân binh khi có biến mà xã hội đã được vận hành bởi một tổ chức mà ở đó người thủ lĩnh cai trị không chỉ bằng uy tín và tài năng mà còn bằng uy quyền áp đặt cưỡng chế và thông qua các cá nhân thân tộc được liên kết theo thứ bậc và quyền hạn của mình cũng như thông qua tổ chức thân binh như lực lượng bảo vệ các nhóm quý tộc này. Tuy nhiên ở nửa sau của sự phát triển văn hoá Đông Sơn, xã hội đã vượt qua khuôn khổ của xã hội tù trưởng quốc do có những sự biến tạo ra tình thế mới dẫn đến những kết cục mới, đưa xã hội Đông Sơn vượt qua giai đoạn quá độ tất yếu để bước vào xã hội giai cấp với những đặc điểm riêng của mình.

Nền văn minh Sông Hồng

Tính mở của văn minh sông Hồng đã tạo cho nó một sức sống mạnh mẽ, phát triển ổn định trong nhiều thế kỷ và luôn được đổi mới, được tiếp thêm sức mạnh tạo ra những hằng số làm thành bản sắc văn hoá Việt.  Nhìn từ tụ điểm thời gian và xét trong mối tương quan khu vực rộng lớn, thì văn minh sông Hồng thấm đượm, tràn đầy nhất anh hùng ca thời đại. Hào khí Đông Sơn hun đúc và chứa đựng trong nó lòng yêu nước và tinh thần dân tộc của người Việt cổ toát ra trên nhiều mặt của đời sống lúc ấy.  Bộ vũ khí đồng sắt đồ sộ với nhiều hình loại phong phú, số lượng không kém bộ công cụ sản xuất phản ánh cuộc sống sôi động, đầy biến động. Nhu cầu phải thường xuyên đấu tranh chống lại mọi mưu đồ xâm lược và đe doạ từ bên ngoài đã tạo ra ở người Việt truyền thống giữ nước dẻo dai, mạnh lẽ kiên cường, tạo thành mặt hữu cơ của truyền thống dựng nước và giữ nước gắn liền với nhau suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Người anh hùng làng Gióng là hình tượng dân tộc Việt Nam trưởng thành nhanh chóng, vừa tự ý thức được về mình thì hai vai đã gánh nặng hai nhiệm vụ làm ăn và đánh giặc. Đó là hai mặt cư bản nhất trong cuộc sống của nhân dân ta.

Giai đoạn Văn Lang - Âu Lạc là một thời kỳ lịch sử hết sức trọng yếu, ở đó đã nảy nở nền văn minh sông Hồng, đã ra đời một hình thái nhà nước sơ khai. Chính trong thời kỳ này nhiều giá trì văn hoá, nhiều yếu tố văn hoá tạo thành truyền thống, thành bản sắc văn hoá Việt Nam được hình thành, đồng thời diễn ra quá trình hình thành ý thức dân tộc, xây dựng nên nền tảng văn hoá Việt Nam, nền tảng dân tộc Việt Nam và truyền thống tinh thần Việt Nam